Về việc trao đổi công hàm ngoại giao để Hiệp định Đầu tư Nhật Bản – Việt Nam có hiệu lực |
Ngày 19 tháng 11 năm 2004 Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam |
1. Ngày 19 tháng 11 (thứ sáu), tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam tại Hà Nội, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Norio Hattori và Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc đã ký công hàm trao đổi để “Hiệp định giữa Nhật Bản và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư” có hiệu lực. 2. Hiệp định đầu tư này ở mức độ cao nếu xét từ góc độ tự do hóa đầu tư và bảo hộ quyền lợi của nhà đầu tư. Hiệp định quy định về dành đối xử quốc gia về nguyên tắc trong giai đoạn cấp phép đầu tư và quy định cấm về mặt nguyên tắc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ. Hiệp định này có ý nghĩa to lớn trong việc đảm bảo tính minh bạch, tính ổn định về pháp luật và tính dự báo cho nhà đầu tư. Đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam được mong đợi sẽ tăng đột phá sau khi Hiệp định có hiệu lực. (Trong điều kiện Hiệp định được ký và môi trường đầu tư được cải thiện nhờ thực hiện Sáng kiến chung Nhật Bản – Việt Nam, vốn đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam đang tăng đều, vốn đầu tư từ tháng 1 đến tháng 10 năm nay tăng khoảng 2,8 lần so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 198 triệu 710 nghìn đô la Mỹ.) 3. Quá trình và thủ tục để Hiệp định có hiệu lực như sau: (1) Để mở rộng đầu tư giữa Nhật Bản và Việt Nam và tăng cường quan hệ kinh tế Nhật Bản – Việt Nam, Chính phủ Nhật Bản và Chính phủ Việt Nam đã bắt đầu đàm phán Hiệp định đầu tư Nhật Bản – Việt Nam vào tháng 3 năm 1999. Sau 4 năm đàm phán, tháng 4 năm ngoái, hai bên đã nhất trí về nội dung và ngày 14 tháng 11 (thứ sáu) năm 2003, tại Tôkyô, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Kawaguchi và Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam Võ Hồng Phúc đã ký kết. (2) Sau đó, hai nước đã tiến hành các thủ tục cần thiết trong nước(*) để ký kết Hiệp định và đến nay, mọi thủ tục trong nước đã hoàn tất, vì vậy, theo quy định trong Hiệp định, để Hiệp định có hiệu lực, hai phía đã tiến hành trao đổi Công hàm ngoại giao. (3) Với việc trao đổi Công hàm, 30 ngày sau, tức từ ngày 19 tháng 12, Hiệp định đầu tư Nhật Bản – Việt Nam sẽ có hiệu lực. (*) Sau khi ký kết Hiệp định, để Hiệp định có hiệu lực, hai phía tiến hành các thủ tục cần thiết trong nước. Về phía Nhật Bản, ngày 23 tháng 5, Quốc hội đã thông qua, và ngày 17 tháng 6, phía Việt Nam hoàn tất mọi thủ tục cần thiết. Sau đó, trao đổi Công hàm được tiến hành khi, liên quan tới các nội dung ngoại lệ còn lại tại thời điểm ký Hiệp định (cả hai phía Nhật Bản, Việt Nam liệt kê các lĩnh vực có ngoại lệ trong Phụ lục của Hiệp định), hai phía đã xác nhận được Danh mục thông báo trong đó có ghi rõ nguyên tắc liên quan (ngoại lệ với nguyên tắc nào), căn cứ pháp luật của ngoại lệ, nội dung chủ yếu và mục đích … |
“Hiệp định giữa Nhật Bản và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về Tự do, Xúc tiến và Bảo hộ Đầu tư” (gọi tắt là: “Hiệp định Đầu tư Nhật Bản – Việt Nam)Tháng 11 năm 2004Quy định về tự do hóa, bảo hộ đầu tư với Việt Nam Thông thường, Hiệp định đầu tư bảo đảm đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia cho nhà đầu tư của mỗi nước ký kết (ví dụ: Nhật Bản) khi tiến hành thu nhận, vận hành tài sản đầu tư (doanh nghiệp, chứng khoán, bất động sản…) tại nước ký kết kia (ví dụ: Việt Nam) và quy định việc tự do chuyển tiền, các điều kiện bồi thường khi bị trưng thu và đảm bảo các hoạt động đầu tư cho nhà đầu tư. 1. Bối cảnh: Tháng 3 năm 1999, trong chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải, tại buổi Hội đàm với Thủ tướng OBUCHI, hai bên đã nhất trí bắt đầu đàm phán về việc ký kết Hiệp định Đầu tư Nhật Bản – Việt Nam. Qua 2 lần đàm phán dự bị năm 1999, 4 lần đàm phán chính thức và liên lạc thông qua con đường ngoại giao từ năm 2002, tại buổi Hội đàm giữa hai Thủ tướng trong chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Phan Văn Khải tháng 4 năm 2003, hai phía đã cơ bản nhất trí về phần chính của Hiệp định. Sau đó, ngày 14 tháng 11 năm 2003, tại Tôkyô, Hiệp định Đầu tư Nhật Bản – Việt Nam đã được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản Yuriko Yamaguchi và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc ký kết. 2.Các nội dung chủ yếu: Nhìn từ góc độ tự do hóa đầu tư và bảo hộ quyền lợi của nhà đầu tư, Hiệp định đầu tư này đạt tới mức độ cao hơn so với các Hiệp định đầu tư Nhật Bản đã ký kết trước đây. Có nghĩa là “Nguyên tắc dành đối xử quốc gia trong giai đoạn cấp phép đầu tư” Quy định cấm về mặt nguyên tắc yêu cầu thực hiện một số nội dung nhất định gây trở ngại cho đầu tư như yêu cầu về quốc tịch của nhân viên, yêu cầu về nghiên cứu phát triển. Những Hiệp định có cùng mức độ cao tương đương với Hiệp định này là Hiệp định đầu tư Nhật Bản – Hàn Quốc và Hiệp định liên kết Kinh tế Nhật Bản – Singapore (chương về đầu tư). 3.Ý nghĩa: Hiệp định này có ý nghĩa lớn trên góc độ quy định nghĩa vụ về nguyên tắc dành đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia cho các lĩnh vực ngoài các lĩnh vực ngoại lệ được liệt kê trong phụ lục và quy định cấm yêu cầu thực hiện một số nội dung nhất định, đảm bảo tính minh bạch, tính ổn định về pháp luật và tính dự báo cho nhà đầu tư. Hiệp định này là một bước tiến tượng trưng trong việc cụ thể hóa “Sáng kiến liên kết kinh tế toàn diện Nhật Bản – ASEAN”. 4.Trao đổi Công hàm ngoại giao để Hiệp định có hiệu lực: Công hàm ngoại giao đã được trao đổi ngày 19 tháng 11 năm 2004 tại Hà Nội. |