Hơn mười năm kể từ ngày được ban hành và có hiệu lực, “Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” đã hỗ trợ và tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động, đồng thời, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài.
Tuy nhiên, bên cạnh các mặt tích cực thì thực tế thi hành luật cũng bộc lộ nhiều bất cập. Do đó đây thực sự là vấn đề cần được quan tâm khi Nhà nước sửa đổi luật, để đảm bảo quyền lợi cho cả người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và cả các doanh nghiệp phái cử. Việc sửa luật không chỉ quan tâm bảo vệ người lao động mà đồng thời cần có các chế tài để tránh và chống việc người lao động hết thời hạn không về nước, hoặc chưa hết thời hạn nhưng bỏ trốn ra ngoài đã làm ảnh hưởng đến uy tín của người Việt Nam và tổn hại cho các doanh nghiệp phái cử.
Là lãnh đạo doanh nghiệp trong lĩnh vực nhân lực, từ thực tiễn Tôi thấy mình phải có trách nhiệm đóng góp trong việc sửa đổi luật lần này để việc đưa người Việt Nam đi lao động, học tập ở nước ngoài, không chỉ là lao động mà còn là cơ hội nâng cao tay nghề, tri thức để quay về đóng góp, xây dựng đất nước
Cảm ơn ban biên tập kênh truyền hình quốc hội đã cho Tôi có cơ hội được đóng góp ý kiến để xây dựng luật.